Truy xuất nguồn gốc đối với trái cây nhập khẩu vào thị trường Trung Quốc

Từ lâu, Trung Quốc vốn là quốc gia mà hầu hết các nông sản Việt sẽ chọn để xuất khẩu sản phẩm nông sản hay thủy sản. Quy trình này vốn được cho là “thoải mái” vì so với các thị trường khác, thị trường phía Bắc này không đòi hỏi nhiều văn bản cũng như những yêu cầu đối với chất lượng sản phẩm. Tuy nhiên, kể từ tháng 09/2019, khi Việt Nam có những đơn hàng đầu tiên bị trả lại thì Trung Quốc cũng đã có những yêu cầu khắt khe hơn đối với hàng hóa nước ta. Một trong những nguyên nhân khiến sản phẩm phải “quay đầu” về nước là do thương nhân Việt không xuất trình được mã truy xuất nguồn gốc sản phẩm.

 

Xe container chở nông sản Việt Nam đang chờ để được thông quan tại cửa khẩu Hữu Nghị, Lạng Sơn

Theo thống kê của Hiệp hội Rau quả Việt Nam, Trung Quốc chiếm tới 65%  kim ngạch xuất khẩu nông sản như trái cây, rau củ,... và là thị trường lớn nhất của rau quả Việt Nam. 

NHỮNG QUY ĐỊNH VỀ TRUY XUẤT NGUỒN GỐC CỦA TRUNG QUỐC  ĐỐI VỚI TRÁI CÂY VIỆT 

Cuối năm 2018, Trung Quốc có những thông báo đầu tiên về các quy định truy xuất nguồn gốc đối với các sản phẩm Việt xuất khẩu sang nước này. Cụ thể, vào ngày 10/12/2018, Tổng cục Hải quan Việt Nam đã ban hành một thông báo nhanh cho hải quan trên cả nước nhằm đưa ra các yêu cầu cụ thể đối với việc kiểm dịch trái cây xuất khẩu và nhập khẩu giữa Trung Quốc và Việt Nam. Quy trình kiểm dịch xuất khẩu và nhập khẩu trái cây giữa Trung Quốc và Việt Nam phải tuân thủ các yêu cầu như mã vùng trồng (gồm diện tích và ước tính sản lượng) và giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật. Tiếp sau đó, vào ngày 01/01/2019, trái cây xuất khẩu cần có đăng ký từ trang trại, nhà máy đóng gói đã được kiểm định, cấp giấy chứng nhận kiểm định để được chấp nhận nhập vào Trung Quốc. 

 

Các sản phẩm xuất khẩu sang Trung Quốc đều cần có tem truy xuất nguồn gốc (Ảnh minh họa)

Quy định về truy xuất nguồn gốc của Trung Quốc đối với hàng hóa xuất khẩu từ Việt Nam khá nghiêm ngặt. Một số lưu ý chính như tem nhãn truy xuất nguồn gốc là bắt buộc phải có trên hoa quả của Việt Nam khi xuất khẩu sang Trung Quốc. Tem này phải ghi rõ mã số vùng trồng và mã số cơ sở đóng gói tại Việt Nam. Không những thế, các vùng trồng và cơ sở đóng gói phải đăng ký để được Cục Bảo vệ thực vật cấp mã số và được phía Trung Quốc chấp thuận. Hiện nay, cả nước có khoảng 22 tỉnh, thành chưa có mã số vùng trồng; 33 tỉnh, thành chưa có mã số cơ sở đóng gói nào được cấp để xuất khẩu các loại trái cây sang Trung Quốc. Hiện nay, có khoảng 1.200 mã số vùng trồng cho 8 loại trái cây cùng 608 mã số cơ sở đóng gói tại Việt Nam có đủ điều kiện được phép xuất khẩu trái cây vào Trung Quốc.

Sầu riêng là loại quả được xuất khẩu sang Trung Quốc nhiều nhất, chiếm 30% trên tổng sản lượng trái cây xuất khẩu (2022)

Tin tức khác

Ngày càng nhiều doanh nghiệp sử dụng hệ thống truy xuất nguồn gốc thực phẩm Blockchain

Ngày càng nhiều doanh nghiệp sử dụng hệ thống truy xuất nguồn gốc thực phẩm Blockchain

Tổ chức Y tế Thế giới tin rằng việc tăng cường hệ thống an toàn thực phẩm là nền tảng cho sức khỏe và thương mại quốc tế. Dân số tăng, đô thị hóa, thu nhập khả dụng tăng... đòi hỏi ngành thực phẩm không chỉ nâng cao về số lượng mà còn chất lượng của thực phẩm...
Chi tiết
Thuế nhập khẩu nông sản vào việt nam năm 2024

Thuế nhập khẩu nông sản vào việt nam năm 2024

Hàng hóa nông sản là khái niệm dùng để chỉ những sản phẩm hoặc bán thành phẩm của ngành sản xuất hàng hóa thông qua cây trồng. Hay nói đơn giản hơn đó chính là những sản phẩm được những người nông dân sản xuất, chế biến nông sản ra với mục đích thu hoạch và bán ra thị trường.
Chi tiết