Giảm rủi ro xuất khẩu bằng việc đảm bảm truy xuất nguồn gốc

     Tham gia các hiệp định thương mại tự do (FTA) đã giúp Việt Nam trở thành một trong những nhà cung cấp hàng hóa lớn trên thế giới, song các vụ việc điều tra chống lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại cũng có xu hướng gia tăng, gây áp lực lớn cho các doanh nghiệp.

     Vì vậy, bên cạnh việc cảnh báo sớm từ các cơ quan chức năng về mặt hàng, ngành hàng có nguy cơ cao, thì việc nâng cao kiến thức, đáp ứng các tiêu chuẩn của nhà nhập khẩu là một trong những giải pháp quan trọng giúp doanh nghiệp chủ động ứng phó, giảm thiểu các thiệt hại khi xuất khẩu ra thị trường quốc tế.

Đảm bảo việc truy xuất nguồn gốc

     Theo thống kê của Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), trong 6 năm gần đây (từ 2017-2023) số lượng các vụ việc phòng vệ thương mại tăng nhanh hơn nhiều so với giai đoạn trước đó.

     Số lượng vụ việc phòng vệ thương mại mà hàng hóa xuất khẩu Việt Nam phải đối mặt ở các thị trường nước ngoài chiếm tới trên 52% tổng số vụ việc phòng vệ thương mại mà Việt Nam đã đối mặt trong hơn 30 năm qua. Ước tính, số vụ việc chống lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại mà Việt Nam bị kiện từ năm 2017 đến nay chiếm tới gần 60% tổng số vụ kiện chống lẩn tránh mà Việt Nam đã phải đối diện từ trước đến nay.

     Bà Nguyễn Thu Trang, Giám đốc Trung tâm WTO và Hội nhập, Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) đánh giá, giai đoạn cuối năm 90, đầu những năm 2000, những mặt hàng bị kiện chủ yếu có kim ngạch xuất khẩu lớn và có thế mạnh trong xuất khẩu hoặc là mặt hàng xuất khẩu trọng điểm, như: thủy sản, giày dép, nhưng gần đây số lượng các mặt hàng và lĩnh vực của các ngành hàng bị kiện phòng vệ thương mại đã mở rộng hơn nhiều, hiện có tới gần 40 mặt hàng đã bị kiện phòng vệ thương mại, trong đó có những mặt hàng kim ngạch không quá lớn.

     Thậm chí, trước đây chỉ ở những thị trường xuất khẩu trọng điểm mới bị kiện phòng vệ thương mại, nhưng đến nay thì các thị trường khác, kể cả những thị trường mới có số vụ việc phòng vệ thương mại cũng chiếm tỷ lệ rất lớn. Cụ thể, trong tổng số 235 vụ việc tính đến tháng 8/2023 thì Hoa Kỳ chiếm 23% số vụ việc, Ấn Độ chiếm 14%, Thổ Nhĩ Kỳ chiếm 10%, sau đó là Canada, EU, Philippines, Indonesia.

      Mặc dù các ngành hàng như sắt, thép hay nhôm không phải là là nhóm mặt hàng xuất khẩu trọng điểm của Việt Nam, nhưng theo VCCI, đây lại là nhóm mặt hàng tập trung nhiều nhất các vụ kiện phòng vệ thương mại trên thế giới, vì thế Việt Nam cũng chịu liên đới về phòng vệ thương mại.

       Mặt khác, một số mặt hàng của Việt Nam đang gia tăng năng lực cạnh tranh và gây sức ép lên các ngành sản xuất nội địa ở các thị trường xuất khẩu (có thể từ việc tận dụng được những ưu đãi về mặt thuế quan thông qua các hiệp định thương mại tự do), hoặc do Việt Nam đang cải thiện năng lực, thì những mặt hàng đó cũng đứng trước nguy cơ bị kiện phòng vệ thương mại.

“Cảnh báo sớm giúp chúng ta biết nguy cơ, có sự chuẩn bị từ khi mới chỉ bắt đầu có những dấu hiệu đầu tiên, điều này sẽ giúp doanh nghiệp có thêm điều kiện, giảm thiểu được thiệt hại,” bà Trang khuyến nghị.

Tin tức khác

Truy xuất nguồn gốc: Tăng sức cạnh tranh cho sản phẩm OCOP

Truy xuất nguồn gốc: Tăng sức cạnh tranh cho sản phẩm OCOP

Truy xuất nguồn gốc (TXNG) sản phẩm chính là yếu tố cạnh tranh quan trọng cho sự tồn tại và phát triển của các sản phẩm hàng hóa. Tem truy xuất nguồn gốc dưới dạng QR-Code, giúp các doanh nghiệp sản xuất bảo vệ và khẳng định sản phẩm của mình.
Chi tiết
Chế biến nước quả theo TCVN 13814:2023 giúp quản lý hiệu quả khả năng truy xuất nguồn gốc

Chế biến nước quả theo TCVN 13814:2023 giúp quản lý hiệu quả khả năng truy xuất nguồn gốc

Nhằm quản lý hiệu quả khả năng truy xuất nguồn gốc đối với ngành chế biến nước quả các cơ sở doanh nghiệp chế biến, sản xuất nước quả cần đảm bảo theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13814:2023.
Chi tiết
Giảm rủi ro xuất khẩu bằng việc đảm bảm truy xuất nguồn gốc

Giảm rủi ro xuất khẩu bằng việc đảm bảm truy xuất nguồn gốc

Để gia tăng khả năng sản xuất và xuất khẩu bền vững, doanh nghiệp cần gia tăng hàm lượng giá trị của sản phẩm, đảm bảo việc truy xuất nguồn gốc đối với các nguyên liệu đầu vào cho sản xuất sản phẩm.
Chi tiết